Thủ tục thành lập văn phòng đại diện trong nước như thế nào?
Văn phòng đại diện của Doanh nghiệp là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
Tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật. Văn phòng đại diện không có quyền thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Chức năng của Văn phòng đại diện là thực hiện các hoạt động quảng bá sản phẩm/dịch vụ, xúc tiến thương mại, hỗ trợ các hoạt động quảng cáo cho Doanh nghiệp ở trong tỉnh/thành phố hoặc các tỉnh/thành phố khác nơi Doanh nghiệp không đặt trụ sở chính và các hoạt động khác theo ủy quyền của Doanh nghiệp.
Văn phòng đại diện được cấp Giấy phép hoạt động và con dấu riêng.
Với mạng lưới Luật sư tại khắp các tỉnh, thành trong cả nước, ANT Lawyers có thể hỗ trợ khách hàng thành lập Văn phòng đại diện tại bất kỳ tỉnh/thành phố nào với nội dung dịch vụ bao gồm:
- Tư vấn miễn phí quy định của pháp luật về chức năng, quy mô hoạt động và quản lý của Văn phòng đại diện;
- Tư vấn và soạn thảo hồ sơ thành lập Văn phòng đại diệntheo đúng quy định của pháp luật.
- Đại diện khách hàng theo ủy quyền nộp hồ sơ thành lập Văn phòng đại diện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; theo dõi quá trình xử lý hồ sơ và thông báo cho khách hàng các yêu cầu hoặc sửa đổi, bổ sung (nếu có) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đại diện khách hàng theo ủy quyền nhận Giấy chứng nhậnhoạt động của Văn phòng đại diện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đại diện khách hàng theo ủy quyền thực hiện thủ tục khắc dấu và nhận dấu của Văn phòng đại diện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Ngoài ra, ANT Lawyers sẽ thường xuyên cung cấp cho Doanh nghiệp các bản tin văn bản pháp luật mới nhất và giải đáp các thắc mắc của Doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét